Phòng chống mối cho nhà cổ
Nhiều công trình di tích, nhà cổ sắp sập vì mối gây hại do không có biện pháp phòng chống mối cho nhà cổ.
Mối là loại côn trùng có khả năng phá hoại rất lớn và nguy hiểm cho ngôi nhà cổ được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, bởi thức ăn chủ yếu của chúng là gỗ và tất cả các chất làm từ cenlullo. Mục tiêu của mối trong các công trình nhà cổ là các vách gỗ, xa cồ, kèo, cột, gỗ trang trí. Thiệt hại của chúng gây ra là rất lớn như sập trần, sập vách khi nhiều nơi dễ bị tuột, phần gỗ ở trên mái đã mục nát không còn khả năng chịu lực, làm mất giá trị của công trình nhà cổ hơn nữa gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Hướng dẫn cách phòng chống mối cho nhà cổ

Phòng chống mối cho nhà cổ xây mới
Phòng chống mối cho nhà cổ, nhà thờ xây dựng mới bằng cách loại bỏ tất cả điều kiện mà có thể hấp dẫn mối tấn công:
Khi bắt đầu xây dựng công trình, giai đoạn khảo sát mặt bằng phải chú ý xem có mối xuất hiện trong khu đất xây dựng.
Quan sát kỹ tàn dư thực vật (gỗ cây mục, cột gỗ…) có trong khu đất, các công trình lân cận và nhà ở xung quanh.
Phát hiện có mối phải xem xét mức độ hoạt động để diệt mối, đối với công trình xây dựng mới trên nền đất sạch có thể xử lý đất nền bằng cách dầm kỹ bề mặt bằng nước, đối với khu vực kiểm tra thấy mối mua thuốc Agenda 25EC pha theo tỷ lệ phun vào khu đất có mối.
Mặt nền bên trong công trình phải được dọn sạch cỏ, rác, giấy, vải, tre, nứa, gỗ, lá, rễ cây khi san lấp nền, không để tồn dư thức ăn tồn tại.
Xử lý nền đất xong, đến công đoạn lát nền thì trước khi lát nền cần phải tạo hàng hàng rào vật lý phòng chống mối bằng các đổ lớp nền dày 10cm mác 200, đổ toàn khối không có khe co giãn, mạch ngừng đảm bảo mối không thể xông từ dưới lên được.
Chủ công trình cần chú ý thêm: khi công trình xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, chú ý vào tháng 3,4 và tháng 7,8 âm lịch hàng năm vào mùa mối cánh sinh sản bay tạo lập tổ. Các gia đình cần chú ý kiểm soát mối cánh nếu thấy dấu hiệu mối cánh bay xung quanh bằng cách không mối cánh bay vào nhà tạo lập tổ mới, có thể phun thuốc diệt côn trùng tổng hợp định kỳ ngăn ngừa côn trùng, mối cánh bay vào nhà.
Phòng chống mối cho nhà cổ đang tu sửa
Đối với công trình đang cải tạo, cách phòng chống mối cho nhà cổ lại khác hơn sơ với cách trên.
Thường khi công trình nhà cổ bị xuống cấp, bị mối mọt xâm nhập phá hoại chủ công trình mới tiến hành công việc diệt mối, sửa sang, thay thể.
Công trình nhà cổ đang bị mối chủ công trình cần chú ý: phải tiến hành công tác diệt mối tận gốc xong mới tiến hành sửa chữa , thay thế. Làm ngược lại cũng không được mà không diệt mối mà sửa luôn, thay thế những chỗ bị mối cũng không được.
Vì: Tổ mối có trong công trình rất phức tạp, nếu sửa mà không diệt, hay diệt trước khi sửa mối vẫn tồn tại trong công trình. Đến khi diệt mối thì mức độ thiệt hại lớn hơn rất nhiều, mà công tác diệt mối lại rất phức tạp do chúng ta làm mất đường mối, đuổi mối sang vị trí mối mới, đang tạo đường mới vẫn ẩn chưa lộ diện ra bên ngoài.
Cũng không thể tiến hành vừa diệt mối vừa sửa chữa, trong quá trình sửa chữa, có động chạm mạnh cũng làm cho mối bị động, không lộ diện ra bên ngoài khiến công tác diệt mối khó thực hiện để diệt mối tận gốc được.
Cách diệt mối tận gốc hiệu quả được áp dụng cho nhà cổ là tiến hành diệt lây nhiễm theo công nghệ sinh học, không được phun thuốc diêt vì không đảm bảo diệt mối tận gốc được.
Tiến hành diệt mối xong đến công đoạn sửa chửa, thay thế các cấu kiện bị mối làm hư hại, do thời gian làm xuống cấp thì các cấu kiện gỗ thay thế trong các gian nhà cổ thường được thay thế bằng gỗ tốt nhưng cũng cần phải được xử lý chống mối mọt cho gỗ, tạo ra một hàng rào ngăn cản sự tấn công của Mối, các loài côn trùng gây hại cho gỗ khác.
Phòng chống mối nhà cổ là một trong nội dung công việc rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ công trình và bảo vệ tài sản. Để phòng chống mối nhà cổ hiệu quả, các chủ công trình chỉ cần thực hiện theo các cách trên đảm bào công trình tránh được mối mọt kéo dài tuổi thọ lên rất nhiều. Đồng thời, vận dụng các biện pháp phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện phát sinh thực tế của công trình.